Social Media Là Gì? Hiệu Quả Sử Dụng Social Media Trong Kinh Doanh
Ngày đăng: 03:39 PM 17/12/2019 - Lượt xem: 1615
Social Media Là Gì? Hiệu Quả Sử Dụng Social Media Trong Kinh Doanh
Social Media – Kênh tiếp thị giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể áp dụng. Marketing xuất sắc trên truyền thông xã hội có thể mang lại thành công đáng kể cho doanh nghiệp. Nó tạo ra sự tương tác trực tiếp và mở rộng những người ủng hộ cho thương hiệu. Và thậm chí nó còn ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến doanh số và hoạt động bán hàng. |
Social Media là một hình thức marketing mạng xã hội trên internet. Nó liên quan đến việc tạo và chia sẻ nội dung trên mạng truyền thông xã hội nhằm đạt được mục tiêu marketing và thương hiệu doanh nghiệp. Hình thức này bao gồm nhiều hoạt động như post nội dung và update hình ảnh, video và nội dung khác thúc đẩy mức độ tương tác của khách hàng giống như những quảng cáo có trả tiền.
Một số loại hình tiêu biểu của Social Media:
- Social Networks: Kết nối và chia sẻ: Facebook, LinkedIn, Twitter, My Space,…
- Social News: Đọc tin tức, vote hoặc comment: Digg, Sphinn, Newsvine,…
- Media Sharing: Tạo, chia sẻ hình ảnh hoặc video: Flickr, Snapfish, YouTube,…
- Bookmarking Sites: Chia sẻ và lưu lại các trang Web quan tâm theo mục đích riêng: Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks, Diigo,…
Điểm chung của các Social Media đều có hệ thống comment, vote,… Nó là một công cụ có thể kết nối cùng lúc nhiều người với nhau trong cùng một thời điểm.
Trước khi bắt đầu thiết lập chiến dịch Social Media, bạn cần xem xét mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó bạn mới có thể xác lập và lên kế hoạch cụ thể hơn.
Xác lập mục tiêu
Khi xác định mục tiêu social media, bạn cần trả lời được những câu hỏi dưới đây:
- Bạn mong muốn đạt được gì thông qua social media?
- Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
- Đối tượng khách hàng mục tiêu đó ở đâu? Họ sử dụng social media như thế nào?
- Thông điệp bạn muốn truyền tải đến từng đối tượng là gì?
Doanh nghiệp thuộc loại hình nào cần thông báo và thúc đẩy chiến lược social media phù hợp với doanh nghiệp đó.
Hình thức marketing này có thể giúp doanh nghiệp đạt được một số mục tiêu như:
- Xây dựng sự chuyển đổi
- Tăng lưu lượng truy cập trang web
- Nâng cao sự nhận thức về thương hiệu
- Tạo bản sắc thương hiệu và hiệp hội thương hiệu tích cực tương trợ lẫn nhau
- Cải thiện sự giao tiếp và tương tác với những đối tượng khách hàng chính
Nếu doanh nghiệp sở hữu một lượng đối tượng người dùng càng lớn và trung thành hơn trên social media, bạn càng dễ dàng đạt được nhiều mục tiêu khác trong danh sách chiến lược marketing của mình.
|
Cùng điểm qua một số lợi ích căn bản mà social media đem lại cho doanh nghiệp:
- Là hình thức Marketing hoàn toàn miễn phí, hiệu quả cao. Bất kỳ ai cũng sử dụng được.
- Chia sẻ thông tin rộng rãi, nhanh chóng, dễ dàng. Lựa chọn được nhiều đối tượng tham gia, sử dụng.
- Là một kênh PR hữu ích để giới thiệu sản phẩm với chi phí rất thấp. Nó phù hợp với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
- Tạo tương tác, kết nối thông qua hình thức Like, Share, Comment… tăng độ nhận diện thương hiệu.
|
- Lập kế hoạch xây dựng và phát triển nội dung. Xem xét và nghiên cứu từ khóa. Cần nghiên cứu mức độ cạnh tranh từ khóa. Tập trung nghiên cứu các hoạt động social media mà những doanh nghiệp cùng ngành khác đã làm để thu hút cùng đối tượng mục tiêu đó.
- Nội dung chất. Thường xuyên cung cấp thông tin thực sự có giá trị mà khách hàng lý tưởng của bạn sẽ thấy hữu ích và thú vị như: video, infographics, hướng dẫn cách thực hiện,…
- Nhất quán hình ảnh thương hiệu. Cần nhất quán môi trường, tiếng nói và bản sắc cốt lõi của doanh nghiệp trên mọi nền tảng.
- Là kênh để chia sẻ quảng bá nội dung blog và trang web tốt nhất với người đọc. Người đọc có thể tìm thấy thông tin bạn đăng lên ngay lập tức. Ngoài ra, nó sẽ giúp bạn có được nhiều người theo dõi hơn.
- Chia sẻ các liên kết được sắp xếp – Tận dụng thông tin tuyệt vời, nội dung độc đáo, có giá trị để thu hút đối tượng mục tiêu của bạn, dù đó là các nguồn khác bên ngoài. Điều này sẽ được khách hàng mục tiêu đánh giá tốt và cải thiện độ tin cậy hơn.
Ngoài ra, bạn luôn nhớ theo dõi sát sao nhất cử nhất động của các đối thủ cạnh tranh. Thường xuyên theo dõi, đo lường và phân tích hiệu quả chiến lược bằng Google Analytics. Và đặc biệt bạn cần biết cách quản lý khủng hoảng social media thật khéo léo.
Mong rằng bài viết này sẽ phần nào tăng thêm cảm hứng và ứng dụng của các marketer và chủ doanh nghiệp về social media!
Chúc các bạn thành công!