Ngày đăng: 09:52 PM 18/05/2018 - Lượt xem: 2588
Làm việc tại một công ty sáng tạo, chúng tôi thường sử dụng phương pháp “brainstorming” để tìm ý tưởng mới. Tuy nhiên, khi mới đưa ra yêu cầu này, tôi thường gặp phải những cặp mắt cơ ngác hoặc thái độ tự tin quá thể đáng từ quân của mình. Và kết quả không tránh khỏi là buổi họp hoàn toàn bị lãng phí bởi hàng tiếng phun lửa, giải thích trong vô vọng, bắn nước bọt vô ích. Vậy chữ “Brainstorming” hay còn gọi là bão não thực sự là gì?
Từ “BRAINSTORM” được phát minh bới ông trùm ngành quảng cáo Alex Faickney Osborn, xuất hiện đầu tiên trong quyển sách của ông này từ những năm 1948. Osborn, sau khi gặp phải vấn đề về ý tưởng quảng cáo từ sự bế tắc của lớp nhân viên, đã quyết định gom tất cả bọn họ vào một phòng và vắt kiệt bất cứ ý tưởng nào được nêu ra. Từ này đạt đến đỉnh cao của sử dụng vào thời điểm gần năm 2010 với định nghĩa như sau:
Là quá trình sáng tạo nhằm tìm ra giải pháp hoặc ý tưởng mới thông qua hoạt động trao đổi của nhóm một cách “kịch liệt” và “tự do”. Mỗi thành viên đều được khuyến khích nghĩ đến đâu, nói đến đó và tìm ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, cho dù ý nghĩ đó điên rồ hay kém khả thi thế nào đi chăng nữa. Việc phân tích, bàn luận hoặc chỉ trích/bình luận chỉ được phép thực hiện khi buổi họp này kết thúc và chuyển sang giai đoạn đánh giá kết quả
Điều đáng ngạc nhiên là phần lớn nhân viên mới của tôi đều chưa nghe qua. Những người có một chút thử nghiệm với phương pháp này thì lại không nhận thức được quá trình này đòi hỏi luật lệ và trình tự nhất định mới đảm bảo được độ thành công.
Nước Anh có câu thành ngữ “Two heads are better than one” – xin được chuyển ngữ tạm là “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đại ý là một nhóm người cùng suy nghĩ thì luôn hiệu quả hơn một cá nhân, về cả thể lực lẫn trí tuệ. Sự đa dạng về lối suy nghĩ, trí tuệ, kinh nghiệm, cách nhìn và văn hóa của các cá nhân trong nhóm tạo điều kiện cho một loạt ý tưởng đa chiều được sản sinh ra. Đây là một trong những trường hợp mà số lượng quan trọng hơn chất lượng. Chính nhờ một khối dữ liệu lớn về giải pháp mà nhóm có thể gọt rũa hoặc lựa chọn ra giải pháp/ý tưởng vẹn toàn nhất.
Theo Osborn, quá trình brainstorming phải tuân thủ những luật sau:
Brainstorming không đơn giản là ngồi vào bàn và úm ba la, bạn có thể tuôn trào một loạt các sáng kiến. Nó đòi hỏi sự tập trung và dẻo dai về đầu óc rất lớn. Tôi gọi đây là “trạng thái brainstorm-ready” tạm gói gọn như sau:
Nếu không có điều kiện thì thứ dễ dùng nhất là một căn phòng đủ lớn, bảng trắng hoặc flipchart – cá nhân tôi thì hay viết lên cửa sổ phòng làm việc.
Ví dụ về không gian họp brainstorming:
Cho dù làm với nhóm hay một mình, công cụ không thể thiếu được với cá nhân tôi là các sơ đồ tư duy (mindmap).
Việc vẽ ra các ý tưởng không những giúp bạn “biên tập” các suy nghĩ của mình mà còn giúp đưa những người cùng nhóm về cùng một hệ quy chiếu đảm bảo sự thấu hiểu xuyên suốt trong cả nhóm.
Và đừng lo nếu bạn chưa vẽ sơ đồ tư duy bao giờ hoặc cảm thấy mình không nhiều hoa tay lắm, có một loạt các phần mềm trên ứng dụng di động hoặc máy tính cá nhan sẽ giúp bạn việc đó như:
Mindmeister là phần mềm chạy trên trình duyện web, cũng như có ứng dụng trong iphone, ipad syncronize được với nhau. Một điểm hay nữa là phần mềm này cho phép bạn add thêm người vẽ làm việc nhóm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nhược điểm của nó là bản free tương đối hạn chế về việc lưu giữ các biểu đồ, và sử dụng công cụ vẽ mất một chút thời gian để thích nghi.
Mindjet là một lựa chọn phù hợp hơn với những người brainstorm thường xuyên. Phần mềm chạy trên máy tính, không cần đến mạng internet. Thao tác tạo file, tạo topic, di chuyển và biên tập nội dung cũng như các công cụ trình bày đa dạng khiến nó vẫn là một trong những phần mềm vẽ mindmap hàng đầu. Bạn có thể xuất file ra PDF hoặc giữ dưới định dạng map để biên tập.
Ngoài những phần mềm mind map.
Ngoài những phần mềm kể trên, một khi bạn đã luyện thành những bước cơ bản trên, hãy thử sử dụng những ứng dụng chuyên sâu như Mural.ly, Evernote, OneNote, Pinterest v.v…
Good luck storming!