Nổi bật

Rộn Ràng Đón Tết Đoan Ngọ 2017

Ngày đăng: 12:39 PM 30/05/2017 - Lượt xem: 2055

Tết Đoan ngọ tồn tại trong văn hóa dân gian phương Đông từ rất lâu đời. Ở Việt Nam ta, ngày Tết Đoan ngọ vẫn được lưu giữ và tổ chức hàng năm. Ca dao ta có câu: Tháng tư đong đậu nấu chè / Ăn Tết Đoan ngọ trở về tháng năm; hay Tháng Năm nhớ Tết Đoan dương / Là ngày giỗ mẹ Việt thường Văn Lang như lời nhắc nhở mỗi chúng ta nhớ về một trong những ngày Tết quan trọng trong tín ngưỡng dân gian.

Tết Đoan ngọ trong văn hóa người Việt là Tết diệt sâu bọ và tưởng nhớ tổ tiên - Ảnh: sưu tầm

Năm nay, dù vài ngày nữa mới đến Tết Đoan ngọ, mùng 5 tháng 5 Âm lịch, nhưng khắp nơi trên cả nước các hoạt động chuẩn bị đón Tết đã rộn ràng khắp nẻo chợ, xóm làng. Đó là những hoạt động gì? Mời bạn cùng đọc nhé!

1. RỘN RÀNG CHỢ TẾT ĐOAN NGỌ

Trước ngày Tết Đoan ngọ khoảng một tuần, ở các chợ đã bắt đầu bày bán các loại lễ vật cúng và những món đồ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ. Đó là bánh ú, bánh tro hoặc bánh lẳn (tùy địa phương), trái cây, cơm rượu và các loại lá xông. Kể cả các chợ online trên mạng cũng đã rao đặt bánh tro, bánh ú để các chị em công sở vào đặt hàng, chuẩn bị cho ngày Tết chính.

Các loại trái cây mùa hè, như vải, thường được dùng để cúng trong dịp Tết Đoan ngọ - Ảnh: sưu tầm

 

Bánh tro tính mát ăn dễ tiêu giúp thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể… nên thường được dùng trong dịp Tết Đoan ngọ. Vì vậy mà những ngày này, đi chợ nào bạn cũng thấy bánh tro được bày bán khắp nơi.

Chợ ngày Tết Đoan ngọ bán đầy bánh tro, lá xông - Ảnh: sưu tầm

Trong phong tục của người Việt, ngày lễ Tết 5 tháng 5 âm lịch người dân thường ăn cơm rượu để tiêu diệt giun sán cho cơ thể khỏe mạnh. Thế nên đây cũng là món được bày bán rất nhiều ngoài chợ.

 

Tết Đoan ngọ thơm lừng cơm rượu nếp than - Ảnh: wikipedia

 

Những món lá xông, lá mùi già giúp cho con người khỏe mạnh, sảng khoái nên cũng được dùng nhiều trong ngày Tết Đoan ngọ. Vì vậy, hầu như gian hàng rau quả nào trong ngày mùng 5 tháng 5 đều treo bán lá xông.

Tắm nước lá mùi để tẩy trừ trong ngày Tết Đoan ngọ - Ảnh: sưu tầm

 

Chợ ngày Tết Đoan ngọ người mua kẻ bán xôn xao khắp từ nông thôn tới thành thị khiến cho không khí đón Tết diệt sâu bọ càng thêm rộn ràng, trở thành một nét đẹp văn hóa, nét đẹp tâm linh truyền thống tự bao đời.

2. RỘN RÀNG GIAN BẾP

Tết Đoan ngọ của người Việt ta không thể thiếu cơm rượu nếp và bánh tro/bánh ú. Vì vậy, để chuẩn bị cho ngày Tết Đoan ngọ tươm tất, trước đó vài ngày, những người phụ nữ trong gia đình đã đi chợ mua gạo, men, lá các loại về để chuẩn bị gói bánh và ủ cơm. Việc gói bánh tro trong các gia đình cũng rộn ràng như dịp gói bánh chưng trong ngày Tết Nguyên đán. Cả nhà cùng nhau rửa lá, làm nhân, gói bánh rồi nổi lửa đun bánh tạo nên không khí vui vẻ, hân hoan.

 

Gói bánh cũng tạo niềm vui cho cả nhà - Ảnh: sưu tầm

Bánh tro không thể thiếu trong mâm cúng - Ảnh: sưu tầm

 

Với món cơm rượu, có người sử dụng gạo nếp trắng nhưng phần lớn là nếp cẩm vì mùi thơm nồng hơn hẳn. Ở nông thôn, hầu như người phụ nữ nào cũng biết ủ cơm rượu nên cứ đến dịp Tết Đoan ngọ là mùi cơm rượu thơm nồng lại tỏa khắp xóm làng.

Cơm rượu được ủ trước Tết Đoan ngọ vài ngày - Ảnh: sưu tầm

 

3. TẾT ĐOAN NGỌ ĐỐT ĐỒNG DIỆT SÂU BỌ

Tết Đoan ngọ còn có tên gọi là Tết diệt sâu bọ là do bắt nguồn từ điển tích xa xưa. Tích xưa kể rằng, vào một ngày sau vụ mùa, nông dân đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ lại kéo đến rất nhiều ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Người dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này thì có một ông lão từ xa đi tới. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người cùng làm theo thì sâu bọ dần biến mất.

Facebook