Nổi bật

Kỹ Năng Quản Lý: Tạo Động Lực cho Nhân Viên (Phần 1)

Ngày đăng: 09:31 AM 31/07/2017 - Lượt xem: 2368

Kỹ Năng Quản Lý: Tạo Động Lực cho Nhân Viên (Phần 1)

 

Ngày 09/08 là ngày tổ chức sự kiện với chủ đề KỸ NĂNG QUẢN LÝ của câu lạc bộ Quản Lý Buồng Phòng - Housekeeping. Rất tâm đắc với những gì giáo sư La Kiến Mỹ chia sẻ với các anh chị hội viên, VIETSOLUTIONS xin phép được chia sẻ lại những thông tin đó theo cách nhìn và lĩnh hội của mình. 
 
Trong bài chia sẻ của mình, giáo sư Mỹ giới thiệu về nhiều yếu tố liên quan đến quản lý nguồn nhân lực nhưng chỉ xoay quanh hai yếu tố trọng điểm sau: (1)Sử dụng người giỏi HIỆU QUẢ và (2) Giữ chân người giỏi. Theo đó, thầy cho rằng lý do người giỏi ra đi là vì sự thiếu hụt về ĐỘNG LỰC sau một thời gian dài công tác tại một môi trường làm việc nào đó. Và để giải quyết được căn nguyên của vấn đề, bước đầu tiên ta phải nhận diện được vấn đề thông qua các biểu hiện như bất mãn với công việc, làm việc với thái độ đối phó, đi trễ - về sớm, uể oải, chán nản với những công việc thường ngày, ... Lúc này, người quản lý cần có một buổi trao đổi thân tình với nhân viên đó để tìm hiểu lý do vì đâu và có phương án khắc phục phù hợp. Hãy luôn ghi nhớ: "Đuổi việc hay để một nhân viên phải ra đi là một thất bại lớn của bộ phận Nhân Sự"  

Để khắc phục của hiện trạng này chúng ta cần biết qua những yếu tố sau: 
(1) Sở trường (10%): Kiến Thức + Kỹ Năng
(2) Sở thích (90%)   : Thái độ 

Về lâu về dài, chính Thái Độ sẽ tạo ra động lực, giúp một người tìm được lý do để cống hiến tài năng - kiến thức cũng như phát triển kỹ năng của mình theo nhu cầu của tổ chức mình đang đầu quân. Thái Độ phụ thuộc vào cách chúng ta suy nghĩ và tư duy.
 

 

 

Thái Độ là gì? 
Là những giá trị, chuẩn mực, suy xét, phán đoán, là động cơ, đạo đức, niềm tin tất cả đều mang tính ẩn chứa, trừu tượng được biểu hiện ra bên ngoài bởi HÀNH VI.
Thái Độ tạo ra Động Lực = Mong Muốn + Cam Kết (một tiếng nói thôi thúc từ bên trong). 

Làm thế nào để tạo Động Lực?
Cách tạo động lực cho nhân viên được đúc kết thành hai cách chính:

 

 

"Thích làm" ở đây có nghĩa là đúng với sở thích cũng như phù hợp với sở trường của nhân viên đó. 

Sau khi đã tìm hiểu cách thức "chế biến một món ăn" ta cần biết về các nguyên liệu để tạo nên "món ăn" đó. Vậy "nguyên liệu" ảnh hưởng đến Động Lực là gì: 

 

Niềm Tin & Giá Trị

Niềm tin và giá trị sống ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của một con người.
Một người trước đây sinh ra trong một môi trường đầy đủ, giàu sang, phòng ngủ rộng rãi, được trang bị các trang thiết bị hiện đại sẽ cảm thấy khó chịu khi đi làm tại một môi trường mà phải ngồi cùng bàn với những người khác chứ không được sắp xếp cho một căn phòng riêng biệt. Giá trị sống của họ luôn mách bảo họ rằng: "Công ty này không phù hợp với đẳng cấp của tôi!" Và dù mức lương của người này có cao hơn cả những người khác gấp nhiều lần thì cũng khó cho những công ty cỡ trung giữ họ lại. 
Hay những người luôn giữ niềm tin lương ít thì làm ít, ai lương cao thì đẩy việc cho họ làm mà không làm bằng niềm vui và sự cống hiến thì suốt đời họ sẽ cứ mãi bị phiền muộn đeo bám bởi "đi làm chỉ vì mưu sinh".     
 
 
Môi Trường
Môi trường bao gồm môi trường làm việc thú vị, tính chất - đường hướng lành mạnh, lương - thưởng hấp dẫn, chính sách đãi ngộ - phúc lợi tốt, ... cũng là những yếu tố giữ chân nhân viên lâu dài. 
Đa phần những nhân viên có bề dày kinh nghiệm nhảy việc sẽ có cảm giác "làm đâu cũng vậy; tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa." Nếu có thể khai thác và tạo điểm nhấn khác biệt cho các yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ cho nhân viên của mình thấy được những lý do để ở lại.   
 
Bản chất Công việc
Bản chất công việc liệu có phù hợp với người nhân viên đó hay không. Ví dụ một người có thế mạnh ở ngôn ngữ nhưng lại sắp xếp họ làm việc với những con số sẽ dẫn đến cảm giác nhàm chán, dần dần cạn kiệt lý do cống hiến. 
 
 

Nhà Quản Lý
Nhà Quản Lý là yếu tố then chốt và được giáo sư La Kiến Mỹ đem vào làm trọng tâm trong bài giảng của mình. Kính mời quý đọc giả hãy cùng công ty chúng tìm hiểu sâu sát hơn trong bài đọc tiếp theo Kỹ Năng Quản Lý: Tạo Động Lực cho Nhân Viên (Phần 2)



Ghi nhận và soạn thảo dựa theo bài thuyết giảng ngày 09/08/2015 của giáo sư La Kiến Mỹ

Facebook