Ngày đăng: 03:43 PM 23/06/2017 - Lượt xem: 2161
Các bộ mặt của phán xét
Phán xét có thể đúng, sai, thiên vị, chủ quan hoặc khách quan.
Dường như phán xét tiêu cực,vì ganh tị, để đả phá, để trả thù, để cho đở tức, để ngạo mạn, để cho bỏ ghét thường dễ xảy ra hơn là phán xét xây dựng để giúp người khác sửa sai, tránh lỗi lầm hoặc để khen thưởng một người nào đó.
Nên nhớ là sự tức giận là vũ khí của kẻ hèn nhát (la colère est l’arme des faibles).
Phán xét thường chịu ảnh hưởng của tình cảm cá nhân, tùy theo cách nhìn một vấn đề, tùy theo sự hiểu biết hay tri thức, tuy khung cảnh xã hội, tùy quyền lợi cá nhân, quan điểm chánh trị hay tín ngưỡng của một người. Phán xét có thể thay đổi theo thời gian và không gian.
Đó là chưa kể trong xã hội cũng có một hạng người lúc nào cũng hay bác bỏ, chê bai bất cứ lời nói, ý kiếnhay việc làm gì của người khác. Theo họ thì tất cả đều sai hết duy chỉ có họ mới đúng mà thôi. Phải chănghọ đang mắc chứng xáo trộn nhân cách mà khoa học gọi là ái kỷ (narcissisme).
Cái rốn của vũ trụ
Phán xét có chủ đích
Ngoài ra còn vấn đề khen chê giả dối vì xả giao, để lấy lòng, để kiếm điểm, để nâng bi, thượng đội hạ đạp... Trước mặt thì khen nhưng sau lưng lại chê tới tấp...thật đúng là hạng đạo đức giả.
Trong bài nầy tác giả xin đúc kết lại vấn đề phán xét theo cái nhìn của khoa tâm lý học (psychologie) và khoa phân tâm học (psychanalyse) đăng trong tạp chí: Psychologie Magazine no 27 Nov 2008 www.psychologie.com
Norbet Chatillon :"Juger l’autre, c’est porter un jugement sur soi"
Khi phán xét người khác là mình tự phán xét chính mình (Juger l’autre, c’est porter un jugement sursoi. Norbert Chatillon, Psychanalyste)
Khi chúng ta phán xét bất cứ việc gì của người khác chúng ta sẽ tự mình làm tiêu mòn năng lực một cách vô ích thay vì có thể giữ chúng lại để tô điểm cho cuộc sống tinh thần của mình được thêm phần tươi đẹp và phong phú hơn.
Vậy tại sao chúng ta có tật hay phán xét kẻ khác? Theo nhà phân tâm học N. Chatillon thì chính sự tương đồng hoặc sự khác biệt với người khác làm mình bối rối khó chịu và mình không thể xác định được căn tánh (identité) của chính mình. Vậy cách tự vệ tốt nhất là mình phải tấn công người ta qua việc phán xét họ thẳng thừng không thương tiếc.
Trước khi phán xét người khác thì nên tự hỏi mình có trong sạch hơn người kia không?
(Người nào tự cho rằng mình là trong sạch, hãy ném cục đá đầu tiên vào người đàn bà)
"Let the person among you who is without sin be the first to throw a stone at her." John 8:7
Trong Kinh Thánh St Luc có viết: “Tại sao các ông để ý tới hạt bụi trong mắt người ta nhưng lại bỏ qua khúc gỗ nơi mắt của mình?” (Pourquoi vois tu la paille qui est dans l’oeil de ton frère et n’apercois tu pas la poutre qui est dans ton oeil. Evangile Luc chapitre 6, verset 41.)( Why do you look at the speck of sawdust in your brother’s eye and pay no attention to the plank in your own eye? 4 How can you say to your brother, Matthew 7:2–5 (NIV)
Chỉ trích ít nhưng phải chỉ trích cho đúng.
Từ việc chỉ trích để xây dựng dến việc kết tội thì cũng không mấy xa nhau, chỉ cần có thêm đôi ba chữ mà thôi.
Phán xét được xem là có ích khi nó giúp mình cải thiện và xây dựng căn tánh của mình. Trong trường hợpnầy sự phán xét sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn chính chắn về xã hội quanh ta.
Phán xét trở nên độc hại khi nó rơi vào cực đoan, khinh mạn, để hạ và để chà đạp người khác (dénigrer), để che lấp bớt cái dở, cái yếu kém của mình hầu có được cảm giác thượng tôn hơn người.
Loại phán xét đả phá rất có hại vì nó có thể dẫn dắt chúng ta rơi vào sự chối từ người khác.
Phán xét rất chủ quan và chịu ảnh hưởng của định kiến
Tuy vậy, phán xét cũng rất cần thiết. Nó giúp chúng ta có “ ý kiến” nhưng đôi khi nó có thể trở thành một lối khinh miệt đưa đến sự kết tội người khác.
Mặc dù thành kiến là cội nguồn của sai lầm và bất công, nhưng triết gia Đức Immanuel Kant (1724- 1804) cũng đã nhắc nhở chúng ta cần phải có bổn phận phán xét. Đó là trường hợp phải phán xét kẻ sát nhân và những kẻ phạm tội tình dục, hiếp dâm v.v...Đây là những trọng tội trong xã hội.
Theo các nhà phân tâm học thì chúng ta thường có khuynh hướng hay phán xét những hành động vô luân(immorale) nếu trong tiềm thức chúng ta cũng có tư tưởng tương tợ như thế. Có thể nói rằng đây cũng là một cách để mình tự trừng phạt lấy mình.
“ Anh kia say sưa tối ngày”, câu phán xét nầy có mục đích giúp chúng ta quên đi mình cũng là dân ghiền, nghiện ngập nicotine, thuốc lá, chocolat v.v...
“ cha nội đó lái xe ẩu tả quá...”
So sánh mình khác người .“Anh kia sao làm biếng quá”, khi phán xét như thế mình muốn chứng tỏ là mình siêng hơn họ. Người ta nghĩ sai, làm trật, họ khác mình. Vậy là mình là người nghĩ dúng làm đúng.
Cũng có thể mình so sánh điểm tương đồng và sự giống nhau với họ. “Chị kia hát hay quá, chị cùng một tuổi với mình, hoàn cảnh giống mình, vậy mình cũng có thể hát hay như chị ta được”.
“Bác sĩ kia quá tài ba. Ngày xưa tôi học cùng một trường với ông ta đó”.
Đây là một sự so sánh, một lối lý luận quá đơn giảnvà có lợi.
Chúng ta thường phán xét những gì ở người khác?
- Bề ngoài:
Phán xét bề ngoài của một người có nghĩa là mình nghi ngờ về hình ảnh của chính mình. Tôi có khá hơn họ, đẹp hơn họ không? Tôi có thua kém họ không? Qua việc phán xét, mình quên đi trong chốc lác những yếu điểm của chính mình. Mình chỉ chú tâmvào kẽ hở của người khác.
Phán xét có thể bắt nguồn từ sự ganh tị: con nhỏ đó tuy đẹp nhưng có vẻ không mấy thông minh, không có nết, có vẻ lẳng lơ quá…
Người đó là đại gia nhưng lại hết sức keo kiệt và bủn xỉn. Ông ta không bao giờ chịu giúp đở ai hết...
Sự thông minh:
Tính thông minh đồng nghĩa với cường tráng (virilité) ở người đàn ông.
Phán xét sự thông minh của một người đàn ông thì cũng như đem hoạn (hay thiến) anh ta.
Đề cao trí thông minh của một người đồng nghĩa là mình có đủ tư cách để xác nhận sự thông minh của họ. Đây là thái độ chịu thua của mình.
Cách hành xử:
Tấn công vào lối cư xử lố bịch của một người là một cách gián tiếp để mình tự xác định là lúc nào mình cũng đàng hoàng, ngon lành hơn họ và đồng thời mình thuộc vào nhóm người có tư cách.
Thái độ nầy cho thấy chúng ta có một tâm địa hẹp hòi hoặc là chúng ta sợ bị thải trừ ra khỏi xã hội.
Đứng về mặt giao tế, một người tốt, có giáo dục là một người mà chúng ta có thể giao tiếp được.
Ý niệm nhờ giáo dục (gia đình và học đường) mà một người trở nên tốt là những ý niệm chúng ta hấp thụđược từ lúc nhỏ và cũng là điều mà chúng ta thường hay truyền đạt lại cho lớp con cháu.
Ý kiến:
Phán xét về ý kiến cũng là một loại phán xét rất phổ biến. Trong các sách dạy cách xử thế chúng ta đều thấy lời khuyên bảo nên tôn trọng ý kiến của người khác mặc dù mình không đồng ý với họ.
Văn hào Pháp Voltaire (1694-1778) đã nói một câu để đời “ Tôi có thể không đồng ý với những gì anh nói ra, nhưng tôi sẽ bảo vệ quyền phát biểu của anh cho đến cùng” I do not agree with what you have to say, but I'll defend to the death your right to say it.
Bá nhơn bá tánh hay trăm người trăm ý và xin đừng quên hiện nay có 7 tỉ người đang sống trên thế giới.
Ngoài ra cũng có thể có một hạng người có thái độ ba phải, nay nói thế nầy mai nói thế khác...ý kiến họ thường có khuynh hướng xoay theo chiều gió.
Các tôn giáo nghĩ gì về vấn đề phán xét
Thiên Chúa giáo:
Chỉ có Chúa mới có quyền phán xét con người.
Matthew 7:1 (NIV)
“Do not judge, or you too will be judged
Matthew 7:2–5 (NIV)
For in the same way you judge others, you will be judged, and with the measure you use, it will be measured to you.
Phật giáo:
Phải có một cái nhìn đứng đắn và trong sáng (vision juste et nette).
Theo như cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải cho biết:
Đức Phật không hề nói đừng bao giờ phán xét người khác. Câu đó là của Chúa Jesus trong Kinh Thánh.
Ngược lại, Đức Phật yêu cầu đánh giá người khác, để tìm bạn tốt, và tránh xa bạn xấu. Có 2 chỗ có thể đọc về Thiện Tri Thức:
TĂNG NHẤT A-HÀMHán dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà, người Kế Tân, thời Đông TấnViệt dịch: Thích Đức Thắng; Hiệu chú: Tuệ Sỹ20. PHẨM THIỆN TRI THỨCMặt khác, Đức Phật yêu cầu tự do trạch vấn, nghi ngờ (nghĩa là đánh giá -- judging) ngay cả đạo sư. Trong Kinh Kalama: "Này các Kalama, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì theo truyền thống, chớ có tin vì nghe người ta nói, chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng, chớ có tin vì nhân lý luận, chớ có tin vì nhân suy luận, chớ có tin sau khi suy tư về những dữ kiện, điều kiện, chớ có tin theo thiên kiến, định kiến, chớ có tin vì thấy thích hợp với khả năng, chớ có tin vì vị Sa môn là bậc Đạo Sư của mình. (http://old.thuvienhoasen.org/haytuminhthapduoc.htm)
...tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác.
Kết Luận
Phê phán người khác thì dễ, xét lỗi lầm của mình thì khó.
Chung quy cũng từ cái Tâm của mình mà ra./.
Nếu chúng ta biết mở rộng cõi lòng, thì tất cà chúng sanh, kể cả người đả lám mình điên dại lên, đều có thể là thầy của chúng ta.
If we learn to open our hearts, anyone, including the people who drive us crazy, can be our teacher.” ~Pema Chodron
Pema Chödrön (born Deirdre Blomfield-Brown) is a notable American figure in Tibetan Buddhism. A disciple of Chögyam Trungpa Rinpoche, she is an ordained nun,[1] author, and teacher in the Shambhala Buddhist lineage which Trungpa founded.