Nổi bật

DẠY TRẺ QUẢN LÝ TIỀN THÔNG MINH THEO NGUYÊN TẮC 6 CHIẾC HŨ KINH ĐIỂN

Ngày đăng: 10:07 AM 31/07/2017 - Lượt xem: 2991

DẠY TRẺ QUẢN LÝ TIỀN THÔNG MINH THEO NGUYÊN TẮC 6 CHIẾC HŨ KINH ĐIỂN

Không chỉ có người lớn, mà trẻ nhỏ cũng cần phải học những kiến thức về tiền và cách thức quản lý túi tiền cá nhân một cách hợp lý. Vậy dạy trẻ quản lý tiền thông minh nên áp dụng phương pháp nào? Bài viết này của MoneyTree xin mách các bạn áp dụng dạy trẻ quản lý tiền theo nguyên tắc 6 chiếc hũ kinh điển, một công thức nổi tiếng thế giới, được nhiều tỉ phú áp dụng và rất thành công.

 

 

Nguyên tắc 6 chiếc hũ rất có ích trong quá trình dạy trẻ quản lý tiền thông minh, phương pháp quản lý tiền này rất đơn giản nhưng đem lại hiểu quả cao. Hơn nữa phương pháp đặc biệt này còn được áp dụng để giáo dục tư duy triệu phú ở những đứa trẻ.
Để áp dụng dạy trẻ quản lý tiền theo nguyên tắc 6 chiếc hũ, bạn cần chuẩn bị cho trẻ 6 chiếc lọ (hũ), phân chia thành 6 quỹ tài chính. Với mỗi chiếc lọ sẽ có tên và chức năng khác nhau, bạn cần hướng dẫn con phân chia số lượng tiền cho từng lọ sao cho hợp lý. Mỗi khi có tiền, hãy nhắc con bỏ vào 6 chiếc lọ đó, điều này phải hướng dẫn con làm ngay từ nhỏ, để tạo thành một thói quen tốt, giúp con biết cách quản lý tiền hiệu quả.

 

 

Nguyên tắc 6 chiếc hũ kinh điển và bài học dạy trẻ quản lý tiền thông minh

  1.  Chiếc hũ thứ nhất – Nhu cầu thiết yếu 55%

Quỹ tiền trong chiếc hũ này sẽ dùng để con được tư do mua sắm, sinh hoạt, vui chơi, giải trí.

  1. Chiếc hũ thứ hai – Tiết kiệm dài hạn – LTSS: 10%

Tiền trong chiếc hũ này sẽ được sử dụng cho những mục tiêu dài hạn của trẻ hoặc thực hiện những mong muốn, ước mơ của trẻ. Chiếc hũ này sẽ cho trẻ biết trẻ giữ được bao nhiêu tiền.

  1. Chiếc hũ thứ ba – Giáo dục đào tạo – EDUC: 10%

Cần phải bỏ 10% số tiền trẻ có vào trong chiếc hũ này, mục đích của quỹ tiền này là dành cho giáo dục, cho phép con đầu tư vào việc học như mua những cuốn sách, đồ dùng học tập, hay tham gia các khóa học hữu ích cho bản thân con.

  1. Chiếc hũ thứ tư – Hưởng thụ – PLAY: 10%

Với chiếc hũ này con cũng phải bỏ vào 10% số tiền con có, tiền trong chiếc hũ này sẽ dành cho con được hưởng thụ những thứ con muốn, ăn một món ngon hay mua một bộ đồ con yêu thích hoặc đi xem phim. Quỹ này có thể cho con tiêu hết hàng tháng.

  1. Chiếc hũ thứ năm – Cho đi – GIVE: 5%

%5 số tiền con có sẽ được tích góp để phục vụ cho những việc làm từ thiện, chia sẻ, giúp đỡ người thân hoặc bạn bè.

  1. Chiếc hũ thứ sáu – Quỹ tự do tài chính – FFA: 10%

Đây là quỹ tài chính giúp con có tiền ngay cả khi con không làm việc hay có thu nhập.  Bằng cách này con sẽ tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng, bạn nên hướng dẫn con chỉ sử dụng quỹ tiền này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động, càng có nhiều tiền trong quỹ này, con càng có nhiều tiền. Nhưng lưu ý, không bao giờ được ăn thịt con ngỗng hay không được tiêu số tiền để đầu tư “tiền sinh tiền” trong quỹ này.

 

 

 

Lưu ý khi dạy trẻ quản lý tiền thông minh theo nguyên tắc 6 chiếc hũ

– Cần nhắc nhở con thực hiện đều đặn hằng ngày
– Quỹ hưởng thụ hay chiếc lọ thứ 4 cần được tiêu liên tục, nó phải hết vào mỗi cuối tháng. Nếu nó thừa tiền, bạn cần cân bằng lại cuộc sống của mình bằng cách nghĩ tới việc chăm sóc cho bản thân mình, nếu nó thiếu, bạn cần tập trung cho việc kiếm tiền của mình.
– Quỹ tự do tài chính FFA, dạy con không bao giờ được tiêu tiền trong quỹ này, chỉ dùng nó để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động.
Nhìn chung nếu bạn muốn áp dụng dạy trẻ quản lý tiền thông minh theo nguyên tắc 6 chiếc hũ, trước hết hãy dạy cho trẻ nhận thức về giá trị của tiền và tính kiên nhẫn nhé. Bởi chỉ khi hiểu được giá trị của tiền thì mọi phương pháp giáo dục trẻ về tiền mới phát huy tác dụng.

 

Facebook