Ngày đăng: 03:14 PM 22/09/2017 - Lượt xem: 2078
Bhutan hiện là một đất nước còn khá bí ẩn đối với thế giới, mới đây, nước này đã cho ra mắt một bộ ảnh đẹp ấn tượng khắc họa đời sống thường nhật ở vương quốc xa xôi, hẻo lánh này. Trong những bức ảnh này có cả khoảnh khắc chụp các chú tiểu do chính quốc vương Bhutan bấm máy. Những bức ảnh này đã đưa lại một góc nhìn hiếm có về Bhutan:
(Những chú tiểu tập trung trước cung điện của đức vua ở thủ đô Thimpu. Bức ảnh được chụp bởi đích thân Quốc vương Bhutan.)
Việc chủ động thực hiện những bức ảnh đẹp về đất nước mình để giới thiệu với bạn bè thế giới là một điều hiếm thấy ở Bhutan, bởi quốc gia này vốn là một điều bí ẩn đối với thế giới. Vương quốc xa xôi nằm trong dãy Himalaya gần đây mới bắt đầu mở cửa chào đón khách du lịch. Đất nước Bhutan thường thu hút những khách du lịch hiếu kỳ bởi quốc gia này vẫn còn là một đất nước nguyên sơ tuyệt đẹp với cảnh quan núi rừng chưa hề bị bàn tay con người tác động đến. Cho tới tận gần đây, Bhutan vẫn là một quốc gia tương đối biệt lập, chủ yếu là bởi địa hình đặc thù của quốc gia này với núi non trùng điệp, tuy vậy, có lẽ cũng chính nhờ địa hình hiểm trở như vậy mà Bhutan vẫn có thể giữ gìn bản sắc văn hóa của mình. Trên thế giới, Bhutan được biết tới là một quốc gia có cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và văn hóa truyền thống độc đáo. Người dân nơi đây thân thiện và dễ mến. Đó cũng là một trong những lí do thôi thúc chị Rose Thanh Hiền,NSUT Thành Lộc- Hữu Châu cùng những người bạn trong cộng đồng Bizco đã thực hiện chuyến du lịch vào tháng 8/2017 do Mrs. Hải Yến CT HDQT Cty trading & travel Sơn Hà chuyên du lịch Bhutan tổ chức để họ được trải nghiệm chân thật nhất về đất nước Rồng Sấm. Dưới đây là những hình ảnh và chia sẻ của chị Rose về chuyến đi:
Chị Rose có chia sẻ rằng: Với Bhutan, bảo vệ văn hóa không chỉ ở chuyện gìn giữ tôn tạo các dzong hay chọn lọc du khách, truyền nối các giá trị truyền thống, chuyện quy định bắt buộc với quốc phục là một thí dụ về sự "tự vệ" của Bhutan. Đàn ông ở đây với trang phục gho, là một áo choàng với đai thắt ngang bụng, phần áo phía trên đai thắt khi kéo thụng xuống sẽ thành chiếc túi đựng rất tiện dụng, bên trong có mặc áo sơ mi hoặc áo phông để nếu có nóng thì có thể cởi phần thân trên của gho và lấy 2 tay áo buộc lại ở lưng eo, chân đi giày và tất cao đến đầu gối. Phụ nữ mặc kira gồm váy phủ chấm gót và áo dài tay 2 lớp, bên trong có thể mặc áo phông không cổ. Với quy định quốc phục này, tất cả học sinh và nhân viên đi làm đều phải mặc quốc phục. Một quy định nữa cho người dân khi đến các cơ quan nhà nước là con trai phải quàng thêm khăn trắng to bản trên vai và con gái phải quàng thêm khăn mầu nhỏ bằng 3 ngón tay dài từ ngực áo vắt qua vai tới thắt lưng. Trang phục Bhutan khá đắt đỏ, bộ rẻ nhất cũng lên đến 1 triệu Đồng, có những bộ lên đến 80 triệu Đồng ( để dệt được bộ cao cấp, 1 người phải dệt mất 3 năm mới xong được 1 bộ và dệt bằng 100% sợi tơ tằm, mầu cũng được nhuộm tỉ mỉ lấy từ các loại lá cây). Do đất nước nằm trên dãy Himalaya quanh năm tuyết phủ kín, khí hậu ở đây lạnh quanh năm. Nhất là từ tháng 11 cho đến tháng 4 nên người Bhutan rất thích những trang phục có mầu sắc sặc sỡ. Diện trên mình những bộ quốc phục sặc sỡ giúp người dân cảm thấy ấm áp hơn.
(Nữ Hoàng Kết Nối Rose Thanh Hiền cùng Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc với biệt danh là "Phù thủy của những vai diễn" nổi tiếng ở Việt Nam cùng sánh vai trong bộ trang phục truyền thống của người dân Vương quốc Bhutan)
(Nàng Rose trong trang phục Kira của phụ nữ Vương quốc Bhutan hoà mình cảnh sắc mê hồn của đất nước Rồng sấm)
Taktsang, hay còn gọi là Tiger’s Nest (Hang Hổ). Đây chính là địa điểm mà tổ chức WTO khuyến khích nên đến một lần trong đời. Ngôi đền này rất linh thiêng được các Phật tử cũng như người dân vô cùng tôn kính vì đây là nơi hành đạo và thiện tu của Ngài thượng sư Liên Hoa Sinh vào thế kỉ thứ 8 để truyền Phật pháp tại nơi đây. . Tu viện này toạ lạc trên vách núi dựng đứng trên độ cao gần 3200m so với mực nước biển. Nó có tên tiếng anh là Tiger’s Nest Monastery. Thượng sư Liên Hoa Sinh là người đã cải tạo người Bhutan thành Phật giáo Mật tông hơn 700 năm về trước. Người được xem như một vị Phật thứ 2 và là vị thần bảo hộ đất nước Bhutan.
Bhutan - Vương quốc Rồng Sấm và cách duy nhất lên ngôi đền thiêng Tiger’s Nest (Hang Hổ) là băng qua rừng thông kéo dài 2 giờ đồng hồ đối với những người có kinh nghiệm leo núi, có thể đi bộ hoặc cưỡi ngựa lên điểm dừng chân tại quán Cafeteria.
Sau khi nghỉ ngơi ngắm cảnh đi bộ tiếp lên đền thiêng Tiger’s Nest. Dọc con đường mòn lên Đền có một thác nước cao đổ vào hồ thiêng. Đây là nơi có phong cảnh thiên nhiên đầy ngoạn mục mà anh chị em không thể bỏ qua và lưu ý không mặc quần áo ngắn haymang bất kì vật dụng nào vào Đền
Ngài Lyonpo Yeshey Dorji - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Vương quốc Bhutan gây ấn tượng với Rose và các thành viên trong đoàn bởi sự thân thiện và những chia sẻ của ngài mở ra nhiều ý tưởng cho việc giao thương xuất nhập khẩu. Cây có thể cung cấp nhiều lợi ích, môi trường, kinh tế và xã hội. Độ che phủ rừng của Bhutan là 71 phần trăm diện tích đất của quốc gia, biến Vương quốc Bhutan thành một thiên đường tự nhiên. Chị Rose cũng có lưu lại một vài hình ảnh kỉ niệm với ngài.
Văn hoá ẩm thực của Vương quốc Bhutan ảnh hưởng từ hai nước láng giềng là Trung Quốc và Ấn Độ. Các món ăn ở Bhutan thường được sử dụng các gia vị chính là một hỗn hợp từ ớt cay (ema) và phomat (datshi)., ăn cùng với cơm. Ớt được coi như một món rau củ quả, chứ không phải là gia vị. Người Bhutan còn cho trẻ con tập ăn cay với các món ăn nhiều ớt từ khi chúng còn bé. Đây là món "quốc hồn quốc túy" của Bhutan.
(Ăn sáng ở Vương quốc Bhutan với những món ăn không có hoá chất bảo quản và 70% là những món ăn chay thực dưỡng)
Cảm ơn chị Rose đã có chia sẻ về chuyến đi thật thú vị và đọng lại nhiều cảm xúc khó tả, Ngân tin chắc rằng khi kết thúc chuyến đi thì chị và những người bạn vẫn muốn có thêm thật nhiều cơ hội quay được trở lại đất nước Rồng Sấm này một lần nữa - BHUTAN.
Đối với nhiều người, việc đi du lịch tới Bhutan bị coi là rất khó có cơ hội bởi các quy định về lượng khách tối đa hàng năm, cũng như các quy định ngặt nghèo của Chính phủ, nhưng thực chất không phải vậy. Chính phủ Bhutan luôn hướng tới sự phát triển bền vững cho đất nước, kinh tế đi lên kèm theo môi trường được bảo vệ tốt, vậy nên chính sách đối với du lịch ở Bhutan là “High value, low impact” – “Giá trị cao, ảnh hưởng thấp” dẫn đến các mức phí tối thiểu để du lịch tới Bhutan được quy định ở mức cao để nhà nước bổ sung vào thuế và các khoản chi tiêu tái tạo thiên nhiên cùng với đầu tư cho người dân. Bhutan không giới hạn số lượng người hàng năm du lịch đến, mà cái bị giới hạn ở đây chỉ là số vé máy bay, bởi vì chỉ có hai đường bay duy nhất đến Bhutan là từ Singapore và Thái lan, cộng với việc đường bay qua toàn núi đồi hiểm trở, đòi hỏi phải có một đội ngũ phi công giàu kinh nghiệm mới được tổ chức chuyến bay. Nếu các bạn có mong muốn được có cơ hội được đặt chân đến xứ sở thiên đường này có thể liên hệ chị Rose Thanh Hiền để biết thêm chi tiết nhé.
Lưu ý thêm: Quốc ngữ của Bhutan là tiếng Dzongkha thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng, nhưng người dân Bhutan nói tiếng Anh rất sành sỏi nên các bạn có thể yên tâm là nếu đi du lịch Bhutan bạn cũng có thể thoải mái giao tiếp với người dân bản địa nhé.
- Biên tập: Lê Kim Ngân Vinagroups -